Điều chế Axit xianhidric

Axit xianhiđric được điều chế bằng cách cho amonia tác dụng với cacbon oxit ở nhiệt độ cao có xúc tác ThO2:

N H 3 + C O   → t o , T h O 2   H C N + H 2 O {\displaystyle {\mathsf {NH_{3}+CO\ \xrightarrow {t^{o},ThO_{2}} \ HCN+H_{2}O}}}

HCN là một chất khí có tên là hydro cyanide, khi tan vào nước sẽ tạo thành dung dịch axit xianhidric. HCN là hợp chất cộng hóa trị như HCl, phân tử có cấu tạo đường thẳng với độ dài liên kết H-C là 1,05 angstrom = 1,05 x 10⁸cm và liên kết C-N là 1,54 Å = 1,54 x 10⁸cm.

HCN là chất hết sức độc, hàm lượng được phép ở trong không khí là dưới 3 x 10⁻⁴ mg/l. Ngoài các đường hô hấp và tiêu hóa, HCN có thể đi vào cơ thể người ta bằng cách thấm qua da. Khi bị nhiễm độc nhẹ, người cảm thấy nhức đầu, nôn mửa, tim đập mạnh. Khi bị nhiễm độc nặng, người mất cảm giác, bị ngạt thở, có thể đi đến ngừng hô hấp và chết vì tim ngừng đập. Có thể phát hiện khí HCN trong khí quyển nhờ khói thuốc lá, khi có mặt HCN khói thuốc lá sẽ trở nên cay. Những trường hợp bị say hay chết vì ăn sắn là do trong sắn có một lượng rất nhỏ HCN.

Hydro cyanide tan trong nước, rượu và ete theo bất cứ tỉ lệ nào. Trong dung dịch nước, HCN là một acid (acid xianhidric) rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic H2CO3.Trong dung dịch cồn xảy ra phản ứng thủy phân axit tạo thành amoni fomiat:

H C N + 2 H 2 O   →   H C O O N H 4 {\displaystyle {\mathsf {HCN+2H_{2}O\ \xrightarrow {\ } HCOONH_{4}}}}

Ở trạng thái khan và trạng thái dung dịch, hydrocyanide chỉ bền khi có mặt một lượng nhỏ axit vô cơ làm chất ổn định. Nếu không có những chất đó, nó sẽ trùng hợp lại thành những sản phẩm rắn, màu đen và đôi khi có thể gây nổ.Khi được đốt nóng trong không khí, HCN cháy với ngọn lửa màu tím và giải phóng H2O, CO2 và N2:

4 H C N + 5 O 2   → t o   2 H 2 O + 4 C O 2 ↑   + 2 N 2 ↑   {\displaystyle {\mathsf {4HCN+5O_{2}\ \xrightarrow {t^{o}} \ 2H_{2}O+4CO_{2}\uparrow \ +2N_{2}\uparrow \ }}}

Hydrocyanide được dùng chủ yếu trong những tổng hợp hữu cơ. Nó được điều chế bằng cách đun nóng ở 500 °C và dưới áp suất một hỗn hợp gồm CO và NH3 với chất xúc tác là thori(IV) oxide (ThO2):

C O + N H 3   → t o , T h O 2   H C N + H 2 O {\displaystyle {\mathsf {CO+NH_{3}\ \xrightarrow {t^{o},ThO_{2}} \ HCN+H_{2}O}}}

Trong phòng thí nghiệm, HCN có thể điều chế bằng cách nhỏ từng giọt dung dịch natri cyanide NaCN xuống dung dịch acid sulfuric H2SO4 nóng và có nồng độ vừa phải:

N a C N + H 2 S O 4   → t o   N a H S O 4 + H C N {\displaystyle {\mathsf {NaCN+H_{2}SO_{4}\ \xrightarrow {t^{o}} \ NaHSO_{4}+HCN}}}